Trang thông tin điện tử cả nước đăng cảnh báo việc làm Philippines

[Sao chép liên kết]
ld01 Đã xuất bản vào 2024-3-10 09:42:33 | Hiển thị tất cả các tầng |Chế độ đọc
ld01
2024-3-10 09:42:33 140 2 Nhìn thấy tất cả
Thông tin tình hình tội phạm mua bán người và một số biện pháp phòng tránh


Trong thời gian qua, tình trạng lừa đảo qua internet đã trở thành vấn đề lớn ở Châu Á với các báo cáo về những người trong và ngoài khu vực bị dụ dỗ làm việc ở các quốc gia với mức lương cao. Tuy nhiên, nhiều người trong số này bị lạm dụng, ngược đãi và ép buộc tham gia các hoạt động lừa đảo qua mạng internet, các trò chơi trực tuyến… nổi lên ở một số nước với phương thức, thủ đoạn như sau:

1. Philippines đã và đang trở thành cơ sở hoạt động chính của các tổ chức tội phạm mạng liên quan đến hoạt động kinh doanh cờ bạc tại các công ty đánh bạc trực tuyến (POGO). Các nạn nhân tới từ các nước ASEAN, Trung Quốc, Nam Á, thậm chí là Châu Phi và Mỹ Latinh. Phần lớn các nạn nhân là nam giới. Các nạn nhân bị bắt cóc và bị bán với giá 500.000 pesos (tương đương 8.800 USD) từ các POGO khác, bị giam giữ và cưỡng bức lao động lên đến 15 giờ/ngày.

Từ đầu năm 2023 đến nay, phía Philippines đã thắt chặt các quy định xuất nhập cảnh, kiểm tra người nước ngoài cư trú, lao động bất hợp pháp tại địa phương, trong đó có người Việt Nam. Đồng thời, các lực lượng chức năng Philippines đã tích cực triển khai các chiến dịch đột kích vào cơ sở tội phạm mua bán người, nhằm mục đích cưỡng bức lao động, do các doanh nghiệp nước ngoài làm chủ. Trong đó, nổi bậc là các vụ việc:

- Giải cứu 1.400 lao động bị ép thực hiện các vụ lừa đảo tiền điện tử, trong đó có 437 công dân Việt Nam ở các sòng bài gần thủ đô Manila vào ngày 04/5/2023.

- Giải cứu hơn 2.700 người từ 18 quốc gia, trong đó có 183 nạn nhân người Việt Nam trong đường dây mua bán người vào ngày 27/6/2023.

- Bắt giữ 598 người trong cuộc đột kích vào một đường dây tình nghi mua bán mại dâm và lừa đảo trực tuyến ở Manila vào ngày 28/10/2023. Nhiều đối tượng đã bị truy tố về tội danh bắt cóc và giam giữ người bất hợp pháp.

Trước tình hình trên, Đại sứ quán Việt Nam tại Philippines đã phối hợp với các đơn vị có liên quan tiến hành công tác bảo hộ công dân, qua đó đã hỗ trợ hồi hương tổng cộng 669 lao động trong các đợt truy quét của Cảnh sát Philippines; hỗ trợ 34 người Việt Nam bị lừa bán.

2. Đầu tháng 12/2023, Bộ Công an đã phối hợp các đơn vị có liên quan tiếp nhận 09 chuyến bay giải cứu công dân Việt Nam bị mắc kẹt tại Myanmar về Việt Nam. Nạn nhân chủ yếu là nữ, đi tìm việc làm và bị các đối tượng lợi dụng bóc lột sức lao động. Tính đến ngày 06/12/2023, Việt Nam đã giải cứu 1.019 công dân (trong đó có 05 người nước ngoài). Các cơ quan chức năng của Việt Nam sau khi tiếp nhận đã tiến hành phân loại hỗ trợ và triển khai các biện pháp bảo vệ quyền và lợi ích cho các nạn nhân theo quy định.

Tình hình tội phạm mua bán người trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng diễn biến khá phức tạp, với phương thức, thủ đoạn phạm tội ngày càng tinh vi, đa dạng; có sự câu kết chặt chẽ giữa người mua và người bán, môi giới, dẫn dắt, hình thành đường dây tội phạm liên tỉnh, xuyên biên giới. Dưới đây là bốn nhóm thủ đoạn mà tội phạm thường sử dụng để dụ dỗ nạn nhân và thực hiện hành vi phạm tội:

Thứ nhất, các đối tượng mua bán người thường lợi dụng khó khăn về kinh tế, sự nhẹ dạ cả tin, mất cảnh giác để lừa phụ nữ; lợi dụng sự phát triển của công nghệ thông tin (qua các trang mạng xã hội: Zalo, Facebook, Viber...) làm quen, giả vờ yêu đương, kết bạn nhằm môi giới hôn nhân nước ngoài trái phép; lợi dụng quy định về hiến ghép tạng, các đối tượng tìm gặp những nạn nhân khó khăn kinh tế có nhu cầu bán thận, thương lượng mua với giá rẻ, làm giả giấy tờ, con dấu, sau đó, bán cho những người bệnh với giá cao.

Thứ hai, các đối tượng lợi dụng sự quản lý lỏng lẻo của gia đình, nhà trường; thông qua các trang mạng xã hội như: Zalo, Facebook... tiếp cận, rủ rê, lôi kéo đi du lịch, làm thuê thu nhập cao..., lừa nhiều em gái ở các tỉnh đưa về thành phố bán cho nhà hàng, quán karaoke hoặc để tổ chức hoạt động mại dâm, cưỡng bức lao động.

Thứ ba, các đối tượng sử dụng mạng xã hội như: Zalo, Facebook, sử dụng hình ảnh, tên, địa chỉ giả để kết bạn làm quen với những phụ nữ, trẻ em gái, tán tỉnh yêu đương hoặc những người có nhu cầu tìm việc làm ở nước ngoài với mức lương cao, sau đó hứa hẹn rồi dẫn họ tổ chức vượt biên sang Trung Quốc, Lào, Campuchia rồi chúng đón ép bán làm vợ, bán vào các ổ mại dâm, các sòng bài tại Campuchia, Myanmar.

Thứ tư, các đối tượng lập các trang mạng trên Facebook, Zalo để tìm kiếm người mang thai, sinh con ngoài ý muốn... sau đó dụ dỗ đưa họ sang nước ngoài sinh con để bán; hoặc cũng bằng thủ đoạn trên để tìm kiếm những người bị bệnh phải ghép tạng, môi giới cho những người muốn bán tạng để thực hiện việc mua bán mô, bộ phận cơ thể.

Trước tình hình trên, để không trở thành nạn nhân của tội phạm mua bán người, người dân cần tuân thủ những việc sau:

1. Trước hết bản thân mỗi người cần nêu cao tinh thần cảnh giác, tự bảo vệ mình và người thân. Đây là yếu tố cần thiết trong công tác phòng ngừa, tránh tạo môi trường thuận lợi để tội phạm hoạt động.

2. Trước khi nhận lời mời, mỗi người cần tìm hiểu thật kỹ về địa danh, địa điểm mà mình định đến và đặc điểm, nhân thân của những người đi cùng mình như thế nào. “Hãy tham khảo ý kiến của mọi người và thông báo, nhắn gửi cho gia đình, người thân biết mình sẽ đi đâu, đi với ai trước khi quyết định đi xa”.

3. Đặc biệt, người dân, nhất là nhóm trẻ tuổi cần cảnh giác, đề phòng người lạ hoặc cả người thân đi làm ăn xa trở về hứa hẹn tìm việc hoặc rủ hợp tác làm ăn. Luôn đặt nghi vấn trước những lời hứa hẹn, dụ dỗ tìm việc nhẹ có thu nhập cao trong các nhà máy, cửa hàng, quán bar, giúp việc trong nước, nước ngoài hoặc lấy chồng nước ngoài giàu có.

4. Người dân cũng nên cảnh giác, từ chối mọi sự giúp đỡ về tiền bạc, lợi ích vật chất của người khác, nhất là từ người lạ mới quen biết; cần thường xuyên tìm hiểu để nâng cao trình độ văn hóa, pháp luật, kỹ năng tự bảo vệ, để đảm bảo an toàn cho bản thân và giúp cho người thân khỏi bị mua bán. Đồng thời, mỗi người nên tuyên truyền cho người thân trong gia đình, bạn bè biết và cảnh giác với tội phạm mua bán người. Khi phát hiện sự việc có nghi vấn liên quan đến tội phạm mua bán người, đề nghị cung cấp ngay cho cơ quan Công an nơi gần nhất hoặc Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao - Công an tỉnh Long An; số điện thoại: 02723.989848 để được tiếp nhận, giải quyết./.

Bài đăng này chứa nhiều tài nguyên hơn

Bạn cần đăng nhập Bạn có thể tải xuống hoặc xem. Bạn chưa có tài khoản? {Array[' reglinkname']

×
Linda Đã xuất bản vào 2024-3-10 10:09:41 | Hiển thị tất cả các tầng
Linda
2024-3-10 10:09:41 Nhìn thấy tất cả
thôi xong, các boss ở nhà đã để mắt tới
LiDich1606 Đã xuất bản vào 2024-3-10 11:59:41 | Hiển thị tất cả các tầng
LiDich1606
2024-3-10 11:59:41 Nhìn thấy tất cả
tầm này các HR lại đau đầu nhỉ kkk
  • bạn có thể quan tâm
Bạn cần đăng nhập trước khi có thể trả lời đăng nhập | Đăng ký ngay

Phiên bản quy tắc tính điểm này Danh sách trả lại

ld01 Bảo mật
Đăng ký thành viênThư riêng

Xem:140 | Trả lời:2

Chúng tôi đã tổng hợp tất cả thông tin cần thiết cho cuộc sống và du lịch tại Philippines
About US
Hợp tác quảng cáo
liên hệ chúng tôi
Tham gia cùng chúng tôi
Đề xuất trang web

Việc kinh doanh

dịch vụ khách hàng

Nhóm chính thức

Trang thông tin cộng đồng Việt Nam lớn nhất tại Philippines.
Trả lời nhanh Trở về đầu trang Danh sách trả lại