Bùng nổ lừa đảo mua Labubu

[Sao chép liên kết]
Tin247 Đã xuất bản vào 2024-8-31 11:10:05 | Hiển thị tất cả các tầng |Chế độ đọc
Tin247
2024-8-31 11:10:05 28 0 Nhìn thấy tất cả
Trong lúc kinh tế khó khăn, các chiêu trò lừa đảo trên mạng sinh sôi nảy nở nhiều hơn lúc nào hết, đặc biệt đánh vào nhu cầu mua sắm, tuyển dụng của người dân.

Đặt mua Labubu, nhận đôi giày rách

Trong thời gian gần đây, thú chơi sưu tập thú nhồi bông mang tên Labubu và các sản phẩm liên quan trở thành "hot trend" trong giới trẻ. Giá món đồ chơi này liên tục tăng từ vài trăm ngàn đồng lên đến hàng triệu đồng/con. Ăn theo xu hướng, nhiều người nhanh nhạy kinh doanh Labubu thông qua trang cá nhân trên các mạng xã hội. Tuy nhiên, cũng đã có không ít trường hợp đối tượng lừa đảo, thu hút nhiều người đặt cọc sau đó chặn số hoặc xóa luôn trang bán hàng, trang cá nhân.

Một người khác mua Labubu nhưng lại nhận được đôi giày cũ


Chị N.T.Y (ngụ Q.7, TP.HCM) kể: "Tôi cũng chơi TikTok nên hay chạy theo xu hướng trên mạng xã hội để làm video clip thu hút view, gia tăng tương tác. Nhận thấy nhiều người đang mê sưu tầm thú bông Labubu nên tôi đặt mua một con trên mạng trị giá gần 6 triệu đồng của Facebook H. Henry. Do quá mê mẩn và chị chủ trang này hù rằng hàng rất hiếm, sẽ bán cho người khác nên tôi vội vàng thanh toán đủ số tiền nói trên. Đến sáng hôm sau vẫn chưa nhận được hàng, chủ shop tiếp tục hẹn 2 - 3 lần nữa nhưng vẫn không có, sau đó thì không liên lạc được luôn. Tôi rất lo lắng không biết giải quyết trường hợp này như thế nào".

Chị T.V (ngụ H.Hóc Môn, TP.HCM) cũng kể lại trường hợp oái ăm của mình: "Tôi dành dụm rất lâu mới dám đặt mua một con Labubu của Facebook tên N.M.Đ. Tôi đã chuyển cọc rồi nhưng đến lúc nhận được hàng, mở ra thì hỡi ôi, đó lại là một đôi giày hư cũ. Khi tôi liên hệ thì chủ Facebook lại kêu tôi trả hàng về mà không giải thích gì thêm, tiền cọc cũng im luôn".

Anh Tr.Th (ngụ Q.Bình Thạnh, TP.HCM) chia sẻ: "Tôi cũng theo xu hướng sưu tập Labubu nên đặt mua một con "hoa cúc" trên mạng với giá 450.000 đồng. Chủ shop khi ship hàng tới đã ghi chú không cho khách khui hàng để kiểm tra mà phải thanh toán trước. Đến lúc tôi khui hàng thì nhận ra sản phẩm là hàng fake, giá trị chỉ khoảng 25.000 đồng, hoàn toàn không giống con Labubu mà tôi đặt".

Tại VN, dữ liệu từ đơn vị chuyên theo dõi thống kê các sàn thương mại điện tử Metric cho thấy các mặt hàng liên quan đến từ khóa "Labubu" vào quý 2 đã thu về gần 5,2 tỉ đồng trên các sàn thương mại điện tử, tăng 665% so với quý đầu năm. Theo đó, 43 shop mang về hơn 3 tỉ đồng doanh thu trên TikTok Shop với 145.129 sản phẩm liên quan đến Labubu, tăng 2.786% doanh thu. Shopee và Lazada đạt doanh thu 2,2 tỉ đồng, tăng trưởng 278% so với quý 1/2024, với 19.500 sản phẩm được bán ra từ 116 shop.

Trước tình trạng lừa đảo đặt cọc Labubu gia tăng, ông Võ Đỗ Thắng, chuyên gia an ninh mạng, nhận định: "Xu hướng săn lùng món đồ chơi Labubu theo trend trên mạng xã hội đã khiến nhu cầu tăng cao, từ đó nảy sinh không ít trường hợp lừa tiền cọc hoặc bán hàng không đúng cam kết. Qua tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy đa phần người mua bị lừa là do ham mua hàng rẻ. Hiện nay, do hàng khan hiếm, người bán ít hơn người mua nên giá trị Labubu tăng rất nhanh, nếu giá bán ban đầu chỉ khoảng vài trăm ngàn đồng/con thì hiện nay đã lên đến hàng triệu đồng nhưng vẫn không có bán. Đánh vào tâm lý đó, nhiều đối tượng xấu rao bán Labubu với giá rẻ, với hình ảnh cóp nhặt nhiều nơi để dẫn dụ người mua sập bẫy. Có người vì nôn nóng mua được hàng để khoe đã bất chấp rủi ro, sẵn sàng cọc hoặc trả tiền trước cho người bán không rõ lai lịch".

Bùng nổ lừa đảo tuyển dụng
Bên cạnh đó, thống kê các trường hợp lừa đảo trong thời gian gần đây, chuyên trang Chongluadao.vn đã ghi nhận nhiều báo cáo lừa đảo liên quan đến đặt cọc tuyển dụng. Ông Ngô Minh Hiếu, chuyên gia an ninh mạng - đại diện Chongluadao.vn, cho biết: "Theo các trường hợp ghi nhận được, kẻ gian thường giả danh các tổ chức uy tín, hứa hẹn công việc với mức lương hấp dẫn và tổ chức phỏng vấn trực tuyến. Sau khi thu hút sự quan tâm của nạn nhân, chúng yêu cầu tạo tài khoản trên các nền tảng quản lý nhân sự hoặc các trang web không rõ nguồn gốc. Trong quá trình này, nạn nhân có thể bị yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân hoặc nạp tiền với các lý do không rõ ràng. Mục đích là nhằm chiếm đoạt thông tin cá nhân và tài chính, từ đó có thể dẫn đến hành vi gian lận nghiêm trọng hơn như đánh cắp tài khoản ngân hàng".


Một chiêu trò mới xuất hiện gần đây là đối tượng lừa đảo mạo danh các tổ chức uy tín, kêu gọi nạn nhân tham gia hoạt động từ thiện hoặc mua vé số ủng hộ. Chúng sử dụng các trang web giả mạo để yêu cầu nạn nhân chuyển tiền hoặc cung cấp thông tin tài khoản để trực tiếp chiếm đoạt tiền thông qua các giao dịch gian lận.

"Các đối tượng này thường giả danh nhân viên của các tổ chức lớn hoặc hợp tác với các cơ quan có tên tuổi như Công ty Xổ số kiến thiết TP.HCM để tạo lòng tin với nạn nhân. Để thuyết phục nạn nhân tin tưởng, chúng tạo các trang web có giao diện chuyên nghiệp để thuyết phục nạn nhân rằng các hoạt động của chúng là hợp pháp. Do đó, người dùng internet nên thường xuyên kiểm tra tính xác thực của bất kỳ lời đề nghị công việc hoặc yêu cầu chuyển tiền nào, đặc biệt nếu liên quan đến việc cung cấp thông tin cá nhân hoặc tài chính trên các nền tảng không rõ nguồn gốc. Bên cạnh đó cần cảnh giác với các lời kêu gọi quyên góp hoặc tham gia hoạt động mua bán có yếu tố rủi ro, đặc biệt nếu không có sự đảm bảo từ các nguồn tin cậy", ông Ngô Minh Hiếu khuyến cáo.

Cục An toàn thông tin (Bộ TT-TT) cũng cho biết trong thời gian gần đây liên tiếp nhận được báo cáo về các trường hợp tuyển dụng lừa đảo mạo danh Tập đoàn Xăng dầu VN (Petrolimex) và các đơn vị thành viên của Petrolimex. Các đối tượng sử dụng hàng loạt chiêu trò với mục đích chiếm đoạt tài sản người dùng như: tuyển dụng online, tạo đơn hàng online, mở thẻ vay tiền, giả mạo nhân viên báo xăng…

Để dẫn dụ người dân sập bẫy, kẻ giấu mặt thường tạo lập các trang web giả mạo với tên miền tương tự như của công ty chính thức; sử dụng email giả mạo để gửi thông báo tuyển dụng, phỏng vấn… Ngay sau khi dẫn dụ được "con mồi", các đối tượng hứa hẹn mức lương cao, điều kiện làm việc tốt, hoặc các quyền lợi quá tốt so với thực tế, để thu hút ứng viên nhưng trước hết sẽ yêu cầu ứng viên thanh toán các khoản phí hồ sơ, phí xử lý đơn tuyển dụng, hoặc phí đào tạo trước khi bắt đầu công việc. Để làm tăng tính xác thực của công việc hoặc công ty, tạo lòng tin với nạn nhân, đối tượng còn cung cấp các giấy tờ hoặc chứng nhận giả mạo.

Đáng tiếc là dù trò lừa đảo không mới nhưng rất nhiều người vẫn sập bẫy.

Bài đăng này chứa nhiều tài nguyên hơn

Bạn cần đăng nhập Bạn có thể tải xuống hoặc xem. Bạn chưa có tài khoản? {Array[' reglinkname']

×
Trả lời

Sử dụng đạo cụ Báo cáo

  • bạn có thể quan tâm
Bạn cần đăng nhập trước khi có thể trả lời đăng nhập | Đăng ký ngay

Phiên bản quy tắc tính điểm này Danh sách trả lại

Tin247 Bảo mật
Gold Thành viênThư riêng

Xem:28 | Trả lời:0

Chúng tôi đã tổng hợp tất cả thông tin cần thiết cho cuộc sống và du lịch tại Philippines
About US
Hợp tác quảng cáo
liên hệ chúng tôi
Tham gia cùng chúng tôi
Đề xuất trang web

Việc kinh doanh

dịch vụ khách hàng

Nhóm chính thức

Trang thông tin cộng đồng Việt Nam lớn nhất tại Philippines.
Trả lời nhanh Trở về đầu trang Danh sách trả lại