Nghịch lý người khỏe mạnh, trong tuổi lao động lại đi xin ăn

[Sao chép liên kết]
Tin247 Đã xuất bản vào 2024-8-12 08:40:29 | Hiển thị tất cả các tầng |Chế độ đọc
Tin247
2024-8-12 08:40:29 94 0 Nhìn thấy tất cả
Nhiều bạn đọc cho rằng khó có thể chấp nhận tình trạng người khỏe mạnh, trong độ tuổi lao động lại đi lang thang xin ăn; cần có biện pháp, chính sách thu dung, quản lý, tạo việc làm phù hợp cho họ.
Như Thanh Niên đã thông tin, Sở LĐ-TB-XH TP.HCM vừa tổ chức hội nghị sơ kết 1 năm thực hiện Quyết định 812 năm 2023 của UBND TP.HCM về cơ chế phối hợp thực hiện công tác tập trung trẻ em, người lang thang xin ăn và đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp khác trên địa bàn. Theo báo cáo, tính đến nay, các cơ quan chức năng đã phối hợp với tổ công tác tại xã, phường, thị trấn kiểm tra, tuần tra, phối hợp 55.566 lượt; phát hiện và ghi nhận 4.356 trường hợp.

Trong số đó, đã giao 570 trường hợp (409 nam, 161 nữ) về cho gia đình, địa phương quản lý (do xác định rõ nơi cư trú hiện tại); lập hồ sơ 2.353 trường hợp đưa vào cơ sở trợ giúp xã hội (có 368 trường hợp thuộc diện tâm thần lang thang); phối hợp với cơ sở y tế để điều trị 4 trường hợp nhiễm HIV, 1.429 trường hợp còn lại lập hồ sơ theo quy định diện khác nằm ngoài Quyết định 812.

TP.HCM đối diện gánh nặng giải quyết tình trạng người lang thang xin ăn


Ngoài ra, TP.HCM cũng lập hồ sơ đưa vào cơ sở trợ giúp xã hội 220 trường hợp người có quốc tịch nước ngoài lang thang xin ăn và đã phối hợp với các đơn vị có liên quan thực hiện công tác xác minh, bàn giao cho nước sở tại đảm bảo an toàn, theo quy định.

Sở LĐ-TB-XH TP.HCM đã bố trí 16 cơ sở trợ giúp xã hội tiếp nhận, sàng lọc và phân loại đối tượng, tham vấn, trị liệu rối nhiễu tâm trí, khủng hoảng tâm lý và phục hồi, quản lý, chăm sóc và nuôi dưỡng.

Theo đơn vị, con số 2.353 người lang thang xin ăn được đưa vào cơ sở xã hội tăng 49% so với cùng kỳ (1.578 người). Trong đó, có 145 trẻ em (chiếm 6%), 336 người cao tuổi (14%), 96 người khuyết tật (4%), 92 hộ gia đình, lang thang xin ăn (4%), 368 người bệnh tâm thần (16%), 37 người trợ giúp khẩn cấp (2%), 1.059 người trong độ tuổi lao động (từ đủ 16 - 60 tuổi) lang thang xin ăn (chiếm 45%) và 220 người diện khác (9%).

Qua 1 năm triển khai thực hiện Quyết định 812, giám đốc các cơ sở trợ giúp xã hội đã ban hành 1.092 quyết định dừng trợ giúp xã hội để bàn giao các diện về cho gia đình, cộng đồng tiếp tục chăm sóc nuôi dưỡng, chiếm tỷ lệ 46% so với số tiếp nhận.

Khỏe mạnh thì phải làm việc !
Đó là quan điểm của nhiều bạn đọc khi được biết có hơn 1.000 người lang thang xin ăn ở TP.HCM nằm trong độ tuổi lao động. Bạn đọc (BĐ) Tiến Minh bày tỏ: "Đã là người trưởng thành, khỏe mạnh thì ai cũng phải làm việc để tự nuôi bản thân mình và giúp đỡ người khác. Đó là phải lẽ ở đời! Không thể chấp nhận người khỏe mạnh, trong độ tuổi lao động lại biếng nhác, không chịu làm việc, mà đi xin ăn. Người như thế coi không được!".

Cùng quan điểm, BĐ N.V.Hùng nói thêm: "Thiếu gì việc để làm, chỉ là mình có dám chịu cực, chịu khó hay không mà thôi. Nếu chẳng may sa cơ thất thế thì không nói, còn khỏe mạnh mà biếng nhác, cứ ngửa tay ra xin tiền thì nhục lắm! Tiền nào thì cũng phải đổ mồ hôi ra làm mới có. Mình không làm mà nhận lấy đồng tiền ấy thì nghĩ làm sao?".

Bài đăng này chứa nhiều tài nguyên hơn

Bạn cần đăng nhập Bạn có thể tải xuống hoặc xem. Bạn chưa có tài khoản? {Array[' reglinkname']

×
Trả lời

Sử dụng đạo cụ Báo cáo

  • bạn có thể quan tâm
Bạn cần đăng nhập trước khi có thể trả lời đăng nhập | Đăng ký ngay

Phiên bản quy tắc tính điểm này Danh sách trả lại

Tin247 Bảo mật
Gold Thành viênThư riêng

Xem:94 | Trả lời:0

Chúng tôi đã tổng hợp tất cả thông tin cần thiết cho cuộc sống và du lịch tại Philippines
About US
Hợp tác quảng cáo
liên hệ chúng tôi
Tham gia cùng chúng tôi
Đề xuất trang web

Việc kinh doanh

dịch vụ khách hàng

Nhóm chính thức

Trang thông tin cộng đồng Việt Nam lớn nhất tại Philippines.
Trả lời nhanh Trở về đầu trang Danh sách trả lại