Bị đổ tội, cựu lãnh đạo SCB nói 'đã tin nhầm bà' Trương Mỹ Lan

[Sao chép liên kết]
tintuc24h Đã xuất bản vào 2024-3-12 00:14:11 | Hiển thị tất cả các tầng |Chế độ đọc
tintuc24h
2024-3-12 00:14:11 162 1 Nhìn thấy tất cả
TP HCM - Trả lời VKS, Trần Thị Mỹ Dung, cựu phó tổng giám đốc SCB cùng nhiều lãnh đạo khác bày tỏ thất vọng vì đã tin tưởng và thực hiện theo chỉ đạo của bà Trương Mỹ Lan.

Cuối buổi làm việc trưa và đầu giờ chiều 11/3, đại diện VKS bắt đầu thẩm vấn các bị cáo là cựu lãnh đạo chủ chốt Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB) nhằm làm rõ vai trò, hành vi của bà Trương Mỹ Lan (68 tuổi, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) cũng như các thủ đoạn rút tiền khỏi nhà băng.

Trước đó, trong phần thẩm vấn buổi sáng, bà Lan phủ nhận hầu hết các cáo buộc. Bị cáo khẳng định không chỉ đạo thành lập các công ty "ma", lên phương án vay vốn khống, thuê người đứng tên các khoản vay... mà do người của SCB thực hiện. Do đó, đại diện VKS hỏi Trần Thị Mỹ Dung - bị cáo buộc giúp sức tích cực cho bà rút tiền của SCB. Từ tháng 9/2019 đến tháng 8/2022, chỉ riêng bị cáo Dung đã ký hợp thức cho 617 khoản vay, để bà Lan chiếm đoạt số tiền 200.690 tỷ đồng, gây thiệt hại cho ngân hàng hơn 69.000 tỷ đồng.


Bị cáo Trần Thị Mỹ Dung. Ảnh: Trung tâm báo chí TP HCM.


Trả lời xét hỏi của VKS về việc có hay không phải là người thực hiện các công việc trên, khi giải ngân các khoản vay cho nhóm của bà Lan, Dung khai chỉ tiếp nhận các thông tin về số tiền bà Lan "cần vay". Bản thân bị cáo làm việc tại SCB từ năm 2010 (trước khi hợp nhất), trải qua rất nhiều thời kỳ lãnh đạo và đã tin tưởng vào đạo đức, tài năng của bà Lan.

"Khi gặp chị Lan bị cáo rất thần tượng, làm việc với một tinh thần trung thành tuyệt đối, sai gì làm đó. Khi nghe chị Lan khai sáng nay, bị cáo không trách chị Lan, chỉ trách bản thân, cảm thấy thất vọng đã tin nhầm người", Dung nói. Cựu phó tổng giám đốc SCB bị Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát "đổ tội" chỉ đạo Bùi Văn Dũng (tài xế riêng của bà Lan) vận chuyển hơn 108.878 tỷ đồng và 14,7 triệu USD từ SCB về tập đoàn hoặc về Tòa nhà Sherwood (127 Pasteur, căn hộ bà Lan ở) hoặc giao, đưa cho một số cá nhân.

Giọng nghẹn, Dung cho biết: "Khi gặp anh Thành (Đinh Văn Thành, cựu chủ tịch SCB, đang bị truy nã), bị cáo nhớ anh ấy có nói 'anh em mình không có tài giỏi để làm chủ, thì phải lựa người chủ tốt mà theo'. Sau tất cả những gì đã xảy ra, bị cáo nhìn nhận mình phải đối diện, chịu trách nhiệm với những gì đã làm, làm sai thì phải nhận, không đổ lỗi cho người khác". Tiếp tục phân trần với đại diện VKS sau đó, Dung nói về việc nhiều người khác cũng đã "lăn xả" với SCB vì tin tưởng bà Lan, và hậu quả là đã phạm tội.

Bị cáo cũng thừa nhận, giữa năm 2022, theo chỉ đạo của bà Lan, đã lập bản báo cáo thực trạng tài chính, dư nợ cho Trương Mỹ Lan. Lúc đó, bà Lan có ra làm việc với Chính phủ, báo cáo về tình hình của SCB, nên yêu cầu Dung làm thống kê này để đối chiếu số liệu dư nợ của các khoản vay thuộc nhóm bà Lan và các khoản vay thông thường không liên quan đến Vạn Thịnh Phát.

Cựu phó tổng giám đốc SCB cho biết, mục đích sử dụng các khoản tiền được giải ngân của bà Lan đúng như bị cáo Trương Khánh Hoàng khai trước đó. Trong đó, tiền giải ngân được sử dụng vào việc trả nợ khoản vay cũ tại SCB, rút tiền mặt, chi phí cho việc mua dự án Sài Gòn One Tower, Vạn Thịnh Phát, dự án Mũi Đèn Đỏ...

"Bị cáo chỉ là người thực hiện thủ tục giải ngân, người ghi rõ dòng tiền cuối cùng là anh Nguyễn Phương Anh (nguyên phó tổng giám đốc Công ty CP đầu tư Sài Gòn Peninsula) nắm rõ", Dung khai, đồng thời khẳng định chưa bao giờ sử dụng các sổ tiết kiệm của em dâu bà Lan để đảm bảo cho các khoản vay.


Các kiểm sát viên trong phiên tòa. Ảnh: Thanh Tùng

Trước đó, trả lời đại diện VKS, cựu chủ tịch SCB Bùi Anh Dũng thừa nhận được bà Lan giới thiệu đảm nhận chức vụ này. "Lúc bị cáo gặp anh Đinh Văn Thành, anh Thành nói sẽ đi nước ngoài công tác, chữa bệnh cho vợ, nên giới thiệu bị cáo với chị Lan. Chị Lan sau đó giới thiệu để bị cáo thay thế anh Thành. Còn việc ra các quyết định bổ nhiệm chỉ là thủ tục hợp thức", ông Dũng khai và cho biết, lúc đó nghe nhiều người giới thiệu về bà Lan nên "phỏng đoán là người nắm giữ nhiều cổ phần SCB".

Tương tự các bị cáo khác, ông Dũng cho rằng, mục đích sử dụng tiền vay của bà Lan là để mua các bất động sản, thanh toán chi phí dự án, phục vụ một số việc cá nhân, song ông không nhớ cụ thể. Đại diện VKS sau đó công bố thêm bút lục về lời khai của bị cáo Dũng tại cơ quan điều tra, rằng "bà Lan vay tiền SCB để mua bất động sản, sau đó dùng chính tài sản này đảm bảo các khoản vay".

Đại diện VKS hỏi: "Khi nhận các hồ sơ cấp dưới chuyển lên (liên quan đến các khoản vay của bà Lan và Vạn Thịnh Phát), có xem xét thực tế hay chỉ ký?". Ông Dũng trả lời: "Bị cáo chỉ ký thôi. Một phần vì tin chị Lan và nghĩ các anh em ở dưới đã làm đúng thủ tục, nên không nghiên cứu hồ sơ".

"Căn cứ nào để bị cáo tin tưởng bà Lan, chỉ ký mà không đọc hồ sơ?", đại diện VKS truy vấn. Không trả lời thẳng câu hỏi, ông Dũng nói: "Đúng là bây giờ bị cáo mới thấy đã tin tưởng chị Lan mù quáng. Bị cáo cứ nghĩ chị Lan là người kinh doanh rất giỏi".

Cựu chủ tịch SCB cũng khẳng định, nếu các hồ sơ không có sự chỉ đạo của bà Lan thì các phòng ban sẽ làm đúng thủ tục.

Ngày mai, phiên tòa tiếp tục với phần hỏi của các luật sư.

Bài đăng này chứa nhiều tài nguyên hơn

Bạn cần đăng nhập Bạn có thể tải xuống hoặc xem. Bạn chưa có tài khoản? {Array[' reglinkname']

×
Anna Đã xuất bản vào 2024-3-12 09:22:38 | Hiển thị tất cả các tầng
Anna
2024-3-12 09:22:38 Nhìn thấy tất cả
Làm quan chức cấp cao phải tỉnh táo chứ nói nhầm là nhầm thế nào? hài
  • bạn có thể quan tâm
Bạn cần đăng nhập trước khi có thể trả lời đăng nhập | Đăng ký ngay

Phiên bản quy tắc tính điểm này Danh sách trả lại

tintuc24h Bảo mật
Thành viên cao cấpThư riêng

Xem:162 | Trả lời:1

Chúng tôi đã tổng hợp tất cả thông tin cần thiết cho cuộc sống và du lịch tại Philippines
About US
Hợp tác quảng cáo
liên hệ chúng tôi
Tham gia cùng chúng tôi
Đề xuất trang web

Việc kinh doanh

dịch vụ khách hàng

Nhóm chính thức

Trang thông tin cộng đồng Việt Nam lớn nhất tại Philippines.
Trả lời nhanh Trở về đầu trang Danh sách trả lại