Sự thật về "việc nhẹ, lương cao" ở Philippines

[Sao chép liên kết]
life_247 Đã xuất bản vào 2024-1-6 17:28:04 | Hiển thị tất cả các tầng |Chế độ đọc
life_247
2024-1-6 17:28:04 198 0 Nhìn thấy tất cả
Sau khi tình trạng lừa đảo sang Campuchia làm việc hạ nhiệt, đến lượt Philippines nổi lên với nhiều chiêu trò mới nhưng bản chất vẫn như cũ. Trên các hội nhóm Facebook, Zalo, Telegram, WhatsApp..., những kẻ lừa đảo hoạt động rầm rộ để thu hút "con mồi" đến Philippines làm việc.

Chiêu dụ
Các tài khoản được cho là nhà tuyển dụng liên tục cập nhật những hình ảnh chỉn chu, nơi làm việc sang trọng, các bữa tiệc xa hoa và cả những xấp USD mới cứng, để chứng minh sự hào nhoáng của những người đang làm việc và "rất thành công" ở Philippines.

Tài khoản "Peter R.Hoang" đăng trong nhóm "CĐ người Việt ở Phi..." tuyển dụng 50 người sang Philippines làm các công việc: kế toán, thu ngân, nhà hàng - khách sạn, bếp... với mức lương 1.500 - 2.500 USD, không cần biết tiếng Anh, nghiệp vụ sẽ được đào tạo tại nước này, chi phí thấp. Khi phóng viên liên lạc với "Peter R.Hoang", tài khoản này cho biết công việc cụ thể sẽ trao đổi khi người xin việc có mặt tại Philippines. Chi phí trọn gói dịch vụ chỉ 20 triệu đồng, bao gồm cả vé máy bay từ TP HCM sang Manila - thủ đô Philippines.

Lấy lý do thông tin không rõ ràng nên phóng viên từ chối. Ngay sau đó, hàng chục cuộc gọi của những kẻ môi giới khác mời chào phóng viên sang Philippines làm việc và sẵn sàng cho nợ phí, giúp bay nhanh.

Sau đó, phóng viên đăng ẩn danh trong nhóm trên để hỏi về thực chất các công việc mà "Peter R.Hoang" tuyển là gì. Phóng viên liền nhận được hàng chục bình luận "bóc phốt" sự giả dối, lừa đảo kiểu người Việt lừa người Việt của hàng trăm tài khoản như Peter R.Hoang dưới sự chỉ đạo của người nước ngoài.

Thực tế, Philippines đang có tỉ lệ thất nghiệp cao, nhiều người dân nước này cũng sang các nước khác để tìm việc. Một người từng 3 tháng làm việc "như ở địa ngục" tại Philippines tên Vũ Trọng Kh. (26 tuổi, quê Khánh Hòa) cho biết tất cả đều lừa đảo, từ môi giới việc làm đến công việc thực tế. Theo Kh., sau khi bỏ hơn 10 triệu đồng cho dịch vụ để sang Philippines làm việc, anh được đưa đến một công ty có chủ là người Trung Quốc.

"Họ giao chúng tôi mỗi ngày tiếp cận 30 - 70 tài khoản có sẵn để lừa với các kịch bản được học kỹ. Khi tôi phản đối thì bị đánh và đe dọa nên phải cố làm để tìm cơ hội bỏ trốn" - anh Kh. kể.

Khi được cho ra ngoài chụp ảnh ở những nơi sang trọng nhằm lừa tiếp nạn nhân khác, Kh. đã trốn thoát về nước. Anh đã làm đơn tố cáo người môi giới, vạch trần những kẻ lừa đảo "việc nhẹ, lương cao" ở Philippines.

Hình ảnh này được các đối tượng quảng cáo là “không gian làm việc tại Philippines”. Thực chất, đây là các học viên của Trung tâm Ươm tạo và Đào tạo công nghệ cao.

Muốn về phải chuộc 100-150 triệu đồng
Nhiều gia đình ở tỉnh Quảng Ngãi vừa bỏ ra hàng trăm triệu đồng để chuộc con em họ bị cưỡng ép lao động và mắc kẹt khi làm việc bất hợp pháp cho các công ty tại Philippines.

Sau khi về nước, Trần Thị Ng. (22 tuổi) cho biết chị và 11 người đồng hương được tuyển sang Philippines để làm kế toán, thu ngân... nhưng thực chất là làm cho công ty cờ bạc trực tuyến. Công việc hằng ngày của Ng. là lôi kéo người tham gia cá cược bóng đá trực tuyến trên các trang mạng xã hội. Ai có ý định bỏ trốn hoặc làm việc không hiệu quả sẽ bị bán cho công ty khác hoặc đưa vào phòng riêng để trấn áp. Ai không chịu nổi thì kêu gia đình nộp 100 - 150 triệu đồng chuộc về.

"Tôi thấy rất nhiều người Việt bị lừa sang Philippines làm các công việc lừa đảo. Người lao động bị đối xử rất tệ, thường xuyên bị đánh đập, đe dọa, thao túng tâm lý nếu không tập trung làm việc" - chị Ng. nhớ lại.

Theo lãnh đạo một doanh nghiệp xuất khẩu lao động tại TP HCM, Việt Nam - Philippines chưa chính thức ký bản ghi nhớ về phái cử và tiếp nhận lao động (MOU). Vì vậy, người nào sang Philippines làm việc là theo con đường cá nhân, tự túc; cần tìm hiểu kỹ và chuẩn bị tiếng Anh thật tốt. Philippines là quốc gia sử dụng tiếng Anh nên những lời mời chào không cần tiếng Anh có thể là lừa đảo.

Mới đây, khi thông tin về vụ giải cứu 1.090 người nước ngoài ở Philippines, Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng nhấn mạnh: Chính phủ Việt Nam chủ trương thúc đẩy di cư hợp pháp, an toàn và trật tự, đồng thời kiên quyết đấu tranh phòng chống di cư trái phép, đưa người di cư trái phép và mua bán người. Bộ Ngoại giao khuyến cáo người dân ra nước ngoài tìm việc theo hình thức tự túc cần hết sức cảnh giác, nếu không sẽ trở thành nạn nhân bị bóc lột sức lao động trong các cơ sở cờ bạc trực tuyến, cư trú bất hợp pháp, thậm chí trở thành nạn nhân của tội phạm mua bán người.


Bài đăng này chứa nhiều tài nguyên hơn

Bạn cần đăng nhập Bạn có thể tải xuống hoặc xem. Bạn chưa có tài khoản? {Array[' reglinkname']

×
  • bạn có thể quan tâm
Bạn cần đăng nhập trước khi có thể trả lời đăng nhập | Đăng ký ngay

Phiên bản quy tắc tính điểm này Danh sách trả lại

life_247 Bảo mật
Thành viên trung cấpThư riêng

Xem:198 | Trả lời:0

Chúng tôi đã tổng hợp tất cả thông tin cần thiết cho cuộc sống và du lịch tại Philippines
About US
Hợp tác quảng cáo
liên hệ chúng tôi
Tham gia cùng chúng tôi
Đề xuất trang web

Việc kinh doanh

dịch vụ khách hàng

Nhóm chính thức

Trang thông tin cộng đồng Việt Nam lớn nhất tại Philippines.
Trả lời nhanh Trở về đầu trang Danh sách trả lại