Cấm xuất cảnh người bán hàng online nợ thuế có phù hợp?

[Sao chép liên kết]
Linda Đã xuất bản vào 2024-2-27 11:49:30 | Hiển thị tất cả các tầng |Chế độ đọc
Linda
2024-2-27 11:49:30 173 0 Nhìn thấy tất cả
Quy định người bán hàng online nợ thuế có thể bị nêu tên công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng và cấm xuất cảnh được đánh giá phù hợp với thông lệ quốc tế, chống thất thu ngân sách…

Nội dung liên quan đến các biện pháp cưỡng chế, trong đó có xem xét tạm hoãn xuất cảnh với người bán hàng qua thương mại điện tử chưa hoàn thành nghĩa vụ thuế và công khai tên trên các phương tiện thông tin đại chúng được Tổng cục trưởng Thuế Mai Xuân Thành nêu tại cuộc họp bàn giải pháp chống thất thu thuế đối với hoạt động thương mại điện tử cuối tuần vừa rồi.

Theo quy định hiện hành, những cá nhân, hộ kinh doanh có doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở lên sẽ thực hiện đóng lệ phí môn bài  300.000 đồng đến 1 triệu đồng tùy thuộc doanh thu từ 100 triệu đồng hay trên 500 triệu đồng.

Ngoài ra, các cá nhân, hộ kinh doanh bán hàng trên các trang mạng xã hội hay sàn thương mại điện tử… còn nộp thuế thu nhập cá nhân 0,5%, thuế giá trị gia tăng 1% trên doanh thu. Nếu trốn tiền thuế từ 100 đến dưới 300 triệu đồng sẽ bị phạt từ 100 triệu đồng đến 500 triệu đồng, thậm chí bị phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm.

Đại diện Tổng cục Thuế cho biết đã xây dựng, đề xuất, triển khai các giải pháp quản lý thuế trong ngắn hạn và dài hạn nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt, việc triển khai đến nay vẫn còn hạn chế.

Cá nhân dễ né thuế do mua hàng không hóa đơn
Theo quy định hiện hành, sàn giao dịch thương mại điện tử phải cung cấp thông tin về người bán. Ngành thuế cũng đã có cổng thông tin thương mại điện tử để hỗ trợ các sàn trong việc khai thuế thay người bán. Đây là nơi để các bên cung cấp thông tin người bán và hỗ trợ họ trong việc khai thay cá nhân kinh doanh. Thậm chí, cá nhân bán hàng cũng có thể khai trực tiếp trên cổng.

Chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh cho biết, việc bán hàng online trên mạng xã hội cũng đang phát triển rất mạnh nhưng hầu hết đều khó xác định việc kê khai và nộp thuế.

Thực tế, quy định công khai hay cấm xuất cảnh đối với người nợ thuế là biện pháp từ nhiều năm nay. Đơn vị Luật Quản lý thuế năm 2019 hay Nghị định 126/2020 đã quy định tạm hoãn xuất cảnh với người nộp thuế đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế. Tuy nhiên, việc các cá nhân có thể dễ dàng lách thuế, né thuế vì người mua hàng online trên mạng xã hội hay trên các sàn thương mại điện tử đều không lấy hóa đơn.

Ông Thịnh cho rằng dữ liệu cá nhân, hộ kinh doanh bán hàng online cần được tập trung quản lý để tăng hiệu quả thu thuế. Việc thông tin công khai những cá nhân nợ thuế hay cấm xuất cảnh làm gương cũng là một trong những biện pháp tốt để ngăn chặn việc này.

Ông lưu ý thêm, các giao dịch mua bán phần lớn là chuyển khoản qua ngân hàng. Cơ quan chức năng có thể phối hợp với những đơn vị này để giám sát giao dịch cũng như có thêm dữ liệu về thông tin giao dịch của khách hàng.

Đảm bảo thu được thuế cho ngân sách Nhà nước
Ông Nguyễn Ngọc Tú - chuyên gia thuế - cũng nhận định quy định cấm xuất cảnh người bán hàng online nợ thuế đã có từ vài năm nay và phù hợp với thông lệ quốc tế. Điều này, theo ông Tú sẽ đảm bảo thu được thuế cho ngân sách Nhà nước, tức quyền lợi của Nhà nước được đặt lên hàng đầu để không thất thoát ngân sách.

Tuy nhiên, ông Tú cho rằng cần có quy định cụ thể hơn về việc nợ thuế ở mức bao nhiêu thì cấm xuất cảnh để tránh ảnh hưởng đến quyền lợi, uy tín, công việc của doanh nghiệp.

"Có người nợ thuế nhưng tài khoản còn tiền, thể hiện trên sổ sách và tài sản hiện hữu thì doanh nghiệp vẫn đủ điều kiện để nộp thuế cho Nhà nước. Có những trường hợp họ xuất cảnh là để hợp tác kinh doanh", ông Tú nói.

Ông Tú cũng đánh giá trong khi thương mại điện tử ngày càng phát triển, số thu từ lĩnh vực này chưa tương xứng. Đến hết năm 2023, số thu từ thương mại điện tử với các tổ chức, cá nhân trong nước đạt hơn 536 tỷ đồng. Còn theo Bộ Công Thương, năm 2023, quy mô thị trường thương mại điện tử bán lẻ Việt Nam đạt khoảng 20,5 tỷ USD.

Ông Tú đề cập đến việc xác định đầy đủ các nguồn thu, xác định đối tượng nộp thuế, căn cứ tính thuế, phân biệt rõ loại thu nhập, kiểm soát giao dịch kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn. Ông Tú đề xuất giải pháp Chính phủ cần vào cuộc thúc đẩy việc thanh toán không dùng tiền mặt, đưa dần đến bắt buộc thanh toán qua tài khoản để quản lý (trừ các chợ truyền thống).

Ngoài ra, theo ông, các sản phẩm phải niêm yết giá và đăng ký với cơ quan chức năng. "Phía cơ quan thuế cũng phải tăng cường hơn nữa việc sử dụng công nghệ cao để quản lý thuế", ông Tú nhấn mạnh.

Bài đăng này chứa nhiều tài nguyên hơn

Bạn cần đăng nhập Bạn có thể tải xuống hoặc xem. Bạn chưa có tài khoản? {Array[' reglinkname']

×
  • bạn có thể quan tâm
Bạn cần đăng nhập trước khi có thể trả lời đăng nhập | Đăng ký ngay

Phiên bản quy tắc tính điểm này Danh sách trả lại

Linda Bảo mật
Thành viên cao cấpThư riêng

Xem:173 | Trả lời:0

Chúng tôi đã tổng hợp tất cả thông tin cần thiết cho cuộc sống và du lịch tại Philippines
About US
Hợp tác quảng cáo
liên hệ chúng tôi
Tham gia cùng chúng tôi
Đề xuất trang web

Việc kinh doanh

dịch vụ khách hàng

Nhóm chính thức

Trang thông tin cộng đồng Việt Nam lớn nhất tại Philippines.
Trả lời nhanh Trở về đầu trang Danh sách trả lại