|
Các nhà khảo cổ Trung Quốc phát hiện ngôi mộ cổ trên đỉnh núi Bảo Sơn, Phúc Kiến. Trong lăng mộ có hai bia đá ghi: "Tề Thiên Đại Thánh" và "Thông Thiên Đại Thánh".
Ngôi mộ cổ này ước chừng rộng 3m, sâu 1,3m. Ngôi mộ có hai tấm bia dựng thẳng ở chính giữa, tấm bia to hơn ở bên trái khắc chữ “Tề Thiên Đại Thánh”, tấm bên phải nhỏ hơn một chút khắc chữ “Thông Thiên Đại Thánh”. Bên trong mộ còn tìm thấy gậy sắt dài được cho là gậy như ý và vòng kim cô.
Tác phầm "Tây Du Ký" nổi tiếng từ năm 1986, hầu hết mọi người đều cho rằng Tôn Ngộ Không chỉ là một nhân vật thần thoại. Nhưng ngay khi lăng mộ của Tề Thiên Đại Thánh được phát hiện tại Trung Quốc, người ta lại bất ngờ dấy lên nghi hoặc về nguồn gốc của nhân vật này.
Các nhà khảo cổ học đã nghiên cứu kỹ lưỡng và cho ra kết luận ngôi mộ này được xây dựng vào cuối thời nhà Nguyên (1271- 1368). Toàn bộ khu lăng mộ chỉ rộng khoảng 18m2, tuy không có đồ tùy táng vàng ngọc nhưng lại chôn theo nhiều hiện vật, tượng thờ liên quan đến khỉ.
Lăng mộ của Tề Thiên Đại Thánh và Thông Thiên Đại Thánh. Nhà khảo cổ cũng tìm thấy cây gậy dài hơn 7m làm bằng sắt nguyên chất trong ngôi mộ.
Các nhà sử học suy luận rằng, "Tây Du Ký" ra đời vào những năm 1590, vậy có rất nhiều khả năng hai nhân vật trong ngôi mộ được tìm thấy ở Phúc Kiến chính là nguyên mẫu để xây dựng nên nhân vật Tôn Ngộ Không, hoặc thậm chí người trong mộ chính là vị Tề Thiên Đại Thánh Tôn Ngộ Không.
Theo những tư liệu về cuộc đời chủ mộ được chôn theo lăng, Tề Thiên Đại Thánh và em trai ông là Thông Thiên Đại Thánh là hai nhân vật dưới thời nhà Nguyên. Theo đó, Thông Thiên Đại Thánh đã kết hôn với công chúa của Kim Đỉnh và sinh con với công chúa sau khi kết hôn.
Đặc biệt, các nhà khảo cổ còn tìm thấy một cây gậy dài hơn 7 mét làm bằng sắt nguyên chất trong ngôi mộ. Khó có thể đưa ra lời giải thích nào phù hợp hơn cho cây gậy này như giả thiết đây chính là cây gậy Như Ý - vũ khí của Tôn Ngộ Không trong "Tây Du Ký".
Do thời gian bào mòn, rất nhiều thông tin của chủ nhân ngôi mộ đã mất đi, các nhà khảo cổ vẫn đang tích cực tìm thêm những dấu vết về hai vị Tề Thiên Đại Thánh và Thông Thiên Đại Thánh trong lăng mộ này. |
|