Philippines vươn lên dẫn đầu, Việt Nam xếp thứ hạng mấy?

[Sao chép liên kết]
Tin247 Đã xuất bản vào 2024-2-25 14:50:01 | Hiển thị tất cả các tầng |Chế độ đọc
Tin247
2024-2-25 14:50:01 172 0 Nhìn thấy tất cả


Với tăng trưởng GDP năm 2023 đạt 5,05%, tăng trưởng kinh tế Việt Nam vẫn vững vàng đứng ở vị trí thứ hai trong nhóm các nước ASEAN-6.
Tính đến thời điểm hiện tại, toàn bộ các nước trong khu vực ASEAN-6 bao gồm Thái Lan, Việt Nam, Malaysia, Singapore, Indonesia, Philippines đã công bố kết quả tăng trưởng GDP 2023.

Philippines là quốc gia có tăng trưởng kinh tế cao nhất khu vực ASEAN-6 trong năm 2023. Cơ quan Thống kê Philippines cho biết, nền kinh tế của quốc gia này trong năm qua phải đối mặt với nhiều rào cản, bao gồm giá lương thực tăng vọt và tình trạng tắc nghẽn chuỗi cung ứng dai dẳng. Để đối mặt với những thách thức này, ngân hàng trung ương Philippines đã phải tăng lãi suất lên mức cao nhất trong nhiều năm nhằm kiềm chế lạm phát.

Kết quả, nền kinh tế Philippines không đạt được mục tiêu tăng trưởng đầy tham vọng vào năm 2023 do lạm phát gia tăng và lãi suất tăng làm giảm sức chi tiêu của các hộ gia đình. Cụ thể, dữ liệu chính thức được công bố cho thấy, tăng trưởng GDP của Philippines năm 2023 chỉ đạt 5,6% so với cùng kỳ, thấp hơn nhiều so với con số 7,6% hồi năm năm 2022 và không đạt mục tiêu 6-7% của Chính phủ.

Kinh tế trưởng tại China Banking Corp. (Manila) Domini Velasquez dự đoán tốc độ tăng trưởng kinh tế của Philippines sẽ cao hơn vào năm 2024 do lạm phát giảm tốc và BSP có thể cắt giảm lãi suất trong nửa cuối năm nay.

"Tuy nhiên, chúng tôi lưu ý rằng nền kinh tế vẫn sẽ phải đối mặt với những cơn gió ngược như suy thoái kinh tế toàn cầu và căng thẳng địa chính trị gia tăng", vị chuyên gia này lưu ý.

Việt Nam tiếp tục duy trì thứ hạng hai trong khu vực. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, GDP năm 2023 của Việt Nam ước tính tăng 5,05% so với năm trước. Trong mức tăng tổng giá trị tăng thêm toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,83%, đóng góp 8,84%, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 3,74%, đóng góp 28,87%, khu vực dịch vụ tăng 6,82%, đóng góp 62,29%.

Trong mức tăng tổng giá trị tăng thêm toàn nền kinh tế năm, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,83%, đóng góp 8,84%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 3,74%, đóng góp 28,87%; khu vực dịch vụ tăng 6,82%, đóng góp 62,29%.

Nhận định về tăng trưởng kinh tế năm 2024, Tổng cục Thống kê cho rằng năm 2024, dự báo các rủi ro tiềm ẩn từ môi trường kinh tế thế giới vẫn còn hiện hữu và tiếp tục tác động tiêu cực lên triển vọng phục hồi tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.

Tuy vậy, kinh tế Việt Nam sẽ vẫn có cơ hội phục hồi tích cực hơn nếu các chính sách hỗ trợ được ban hành trong năm 2023 sẽ có tác động rõ nét hơn vào nền kinh tế. Các động lực về đầu tư (bao gồm cả đầu tư tư nhân, FDI, đầu tư công, doanh nghiệp Nhà nước), tiêu dùng, du lịch và xuất khẩu tiếp tục được thúc đẩy mạnh mẽ.

Đồng thời, các vấn đề tồn đọng, bất cập kéo dài được tập trung tháo gỡ, chuyển biến tích cực hơn trong năm 2024, nhất là vướng mắc của doanh nghiệp, dự án đầu tư, thị trường bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp…

Indonesia từ vị trí thứ tư vươn lên vị trí thứ hai khi ghi nhận mức tăng trưởng bằng Việt Nam. Theo số liệu mới nhất của Tổng cục Thống kê Indonesia, tăng trưởng GDP năm 2023 của quốc gia này đạt 5,05%, thấp hơn con số 5,31% mà quốc gia này đã đạt được vào năm 2022.

Nguyên nhân khiến tăng trưởng GDP năm 2023 của nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á giảm so với năm 2022 là do giá hàng hóa giảm và nhu cầu bên ngoài yếu. Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu năm 2023 của quốc gia này chỉ ghi nhận tăng 1,32%, thấp hơn rất nhiều so với kết quả 16,32% mà Indonesia đã đạt được trong năm 2022.

Chính phủ Indonesia lạc quan sẽ đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế 5,1-5,7% trong năm 2024, mặc dù bối cảnh kinh tế toàn cầu dự báo sẽ suy thoái.

Malaysia từ vị trí dẫn đầu năm 2022 tụt xuống thứ 4 năm 2023. Theo Cơ quan Thống kê Malaysia, trong năm 2023, tăng trưởng GDP của Malaysia ước đạt 3,8%.

Trong đó, ngành dịch vụ tăng trưởng 5,4%, tiếp theo là ngành xây dựng (5,8%) và sản xuất (0,8%). Cơ quan Thống kê Malaysia nhận định, kết quả tăng trưởng khiêm tốn của quốc gia chỉ trong năm 2023 bị ảnh hưởng bởi sự sụt giảm xuất khẩu hàng hóa do nhu cầu toàn cầu yếu và giá hàng hóa thấp. Tính riêng trong quý 4/2023, GDP Malaysia ước tính tăng 3,4% so với cùng kỳ.

Ông Mohd Afzanizam Abdul Rashid, nhà kinh tế trưởng tại Bank Muamalat Malaysia, cho biết sự suy thoái này phản ánh xu hướng toàn cầu rộng hơn với việc Nhật Bản và Anh rơi vào suy thoái vào cuối năm ngoái.

Ông cho biết, nhu cầu bên ngoài sẽ là yếu tố rủi ro chính ảnh hưởng đến nền kinh tế Malaysia, khi chi tiêu tiêu dùng tăng chậm lại do lo ngại về chi phí sinh hoạt tăng cao.

″Malaysia là một nền kinh tế mở, do đó, bất kỳ sự thay đổi nào về nhu cầu bên ngoài sẽ tác động mạnh đến lĩnh vực xuất khẩu và sản xuất của chúng tôi", kinh tế trưởng tại Bank Muamalat Malaysia cho hay.

Chính phủ và ngân hàng trung ương nước này kỳ vọng tăng trưởng kinh tế đạt 4-5% vào năm 2024.



Bài đăng này chứa nhiều tài nguyên hơn

Bạn cần đăng nhập Bạn có thể tải xuống hoặc xem. Bạn chưa có tài khoản? {Array[' reglinkname']

×
  • bạn có thể quan tâm
Bạn cần đăng nhập trước khi có thể trả lời đăng nhập | Đăng ký ngay

Phiên bản quy tắc tính điểm này Danh sách trả lại

Tin247 Bảo mật
Gold Thành viênThư riêng

Xem:172 | Trả lời:0

Chúng tôi đã tổng hợp tất cả thông tin cần thiết cho cuộc sống và du lịch tại Philippines
About US
Hợp tác quảng cáo
liên hệ chúng tôi
Tham gia cùng chúng tôi
Đề xuất trang web

Việc kinh doanh

dịch vụ khách hàng

Nhóm chính thức

Trang thông tin cộng đồng Việt Nam lớn nhất tại Philippines.
Trả lời nhanh Trở về đầu trang Danh sách trả lại